Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Lại tình cờ

"Tất cả các dòng sông đều chảy ra biển
nhưng biển lại không đầy.
Các dòng sông lại quay về nguồn
nơi chúng đã sinh ra"
Lần trước mang sông cho người
Hôm nay người mang sông đến
Vậy có ngược dòng không nhỉ? 
Ta haỹ đợi xem ta

3 nhận xét:

  1. 1- Biển ăn mặn quá đến nỗi uống hết nước sông trên thế gian này vẫn còn khát, tội nghiệp…
    2- “Các dòng sông lại quay về nguồn
    nơi chúng đã sinh ra” .
    Cách nay lâu lắm bu tui có đề cập đến điều bạn nói bằng một bài “thơ thẫn”, trong đó có mấy câu:
    Đành làm mây lang thang
    Anh mưa về xứ biển
    Em cuộn sóng tràng giang
    Mưa trùm lên xao xuyến
    Biển và mây xa ngái
    Vẫn tan hòa trong nhau
    Dẫu mây bay mê mãi
    Vẫn tìm về biển sâu
    3- Phật giáo có thuyết Trung Quán Luận chống lại nhận thức nhị nguyên. Thuyết này cho rằng không có ta và ngươi, không có trái và phải, vạn vật đồng nhất thể, tất cả chỉ là một. Một làn sóng biển, một đoạn suối rừng, một ánh mây trôi chỉ là một. Nghe hơi kì cục phải không? Ông Huy Cận đã nhận thức ra điều này khi ông yêu

    Nét mặt hay là nét cảm thương
    Nhìn em anh tưởng tự soi gương
    Tay anh hay cũng tay em nhỉ
    Hương của tình hay hương của hương
    Nhìn em mà tưởng như mình trong gương, nắm tay nhau rồi không còn biết đâu là tay mình đâu là tay em nữa thì cả hai chỉ là một mà thôi. Yêu trong chánh niệm, suy tư trong chánh niệm ngộ ra nhiều điều lạ lắm.
    4- Sự tái xuất “Cây cầu mùa thu” bên trang bu là một hiện tượng. Mà cây cầu nào cũng vậy thôi. Cây là sự sống, muốn nó là một biểu tượng của nghệ thuật, của cái đẹp, thì phải duy tu, bảo dưỡng, chớ không phó mặc cho im lặng và thời gian

    Trả lờiXóa
  2. Bác Bu ơi, vậy mà CT cứ tưởng vì biển mặn nên nó cần các con sông rửa cho hết mặn ạ:)
    + Nếu theo nhất nguyên thì CT hay cây cầu mùa thu, im lặng hay lên tiếng nó vẫn vậy thôi bác Bu, và không có cái gì là nghệ thuật cũng không có cái gì là phi nghệ thuật. Hihi. Có lẽ CT sinh vào giờ mão nên thích nhất nguyên cho nó đơn giản ạ. :))

    Trả lờiXóa