Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

DU CA

                                             (với P.T.H)

con đường chiều nay em cứ bước thôi anh
còn gió thổi ra sao đành đợi lá
trách ai đây khi lá reo như thế
em không sợ lá xô hơn sợ bước chân mình

anh tin không con đường cứ gập ghềnh
chẳng vì đất, chẳng vì bánh xe, chẳng vì cơn mưa bão
là hàng cây ven đường em đâu chạm vào khi bước
nhưng cứ trút lá nhiều để ngăn lối em đi
và xa kia cứ ánh ỏi sắc mây chiều

dù như thế
con đường chiều nay em cứ bước thôi anh
em vẫn đợi một hoàng hôn trìu mến

9 nhận xét:

  1. xong nhìn lại: sao lại có sự trùng hợp kì lạ như thế chứ? Là vô thức đã can thiệp chăng?
    Nam mô a di đà...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giấc mơ đẹp. Cây xanh, gió hiu, hoàng hôn quá đỗi đáng iu. Nhưng mà, người ta bảo bước chân ra thực tế thì giấc mơ đẹp nó toàn quay 180độ. Nếu vậy thì...huhu

      Xóa
    2. Hoàng hôn trìu mến, hoàng hôn trìu mến!:)
      Bước chân em, ôi trìu mến bước chân!
      Giấc mơ đẹp, cả khi bình minh lại
      Hồng hồng ơi, cùng ta với lá reo

      Xóa
  2. 1- Bài thơ DU CA của bạn là một thứ mật ngữ của riêng người viết. Viết xong rồi đọc lại chính tác giả phải thốt lên “Là vô thức đã can thiệp chăng”. Lí giải ý thức còn khó huống chi lí giải một vấn đề vô thức.
    2- Chính vì có những bài thơ như hiện ra từ vô thức nên ông Chu Hy, một học gỉa đời Tống định nghĩa thơ là: Tiếng vọng của cảm xúc khi con người tác động vào sự việc. Cảm xúc là một khái niệm trừu tượng, vậy tiếng vọng của cảm xúc thì sẽ trừu tượng đến đâu.
    3- Trong văn bản DU CA của bạn bu thấy có Em đang dịch chuyển trên con đường chưa biết đằng trước là gì, mà “cứ bước thôi anh”. Hình như Em đang đi tìm cảm xúc khi nghe gió thổi qua lá rừng, gió thì sẵn sàng rồi còn “đợi lá” nữa thôi.

    Vậy thì trong khi còn đợi lá, mời tác gỉa nghe tạm một đoạn của Trang Tử (nhà Triết học cổ đại sống cách nay khoảng 2300 năm). “…Đất thở thì thành gió. Gió không thổi thì thôi, đã thổi thì cả vạn hang lỗ đều gào thét lên. Anh có nghe gió hú bao giờ chưa? Trên rừng núi cao có những cây lớn chu vi được cả trăm gang tay, thân cây có hang có lỗ như lỗ mũi, lỗ tai hoặc miệng người, lại có những lỗ (vuông) như lỗ đục trong các đà ngang, hoặc lỗ mắt cáo, có lỗ như miệng cối, như ao sâu, như vũng cạn. Gió thổi thì những lỗ ấy phát ra những tiếng khác nhau, có khi như nước cảy ào ào, như tiếng tên bay vút vút, có khi như tiếng thú gầm, như tiếng thở nhẹ, có khi như tiếng người mắng mỏ, khóc lóc ,than thở có khi như tiếng chim ríu rít, như tiếng người đi trước hô, tiếng người đi sau đáp, gió hiu hiu thổi thì tiếng nó du dương…mà anh thấy cành lá lúc đó chỉ hơi lay động không”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Nhật Thành nói đúng quá! Dù đã được biết bác Bu khá lâu rồi, nhưng đọc lời còm này CT vẫn phải tự hỏi: bác Bu ơi, bác là ai thế?
      Người nông cạn hời hợt vô tổ chức:) như CT khi nghe những lời này cũng phải ước giá như mình được sâu sắc, chỉn chu hơn chút nữa thì hạnh phúc biết bao:)
      Thơ tự nó có phải đã là một thứ mật ngữ với một qui tắc mã riêng không ạ? Ôi, CT chả dám bàn gì về nó đâu. Chỉ là cứ nói điều mình nghĩ thôi...

      Xóa
  3. Phục anh Bu sát đất luôn, phân tích lí giải cứ như đi từ trong bụng người khác mà ra vậy!
    NT cũng nỏ hiểu mấy về bài thơ trên, CT ạ. Khả năng cảm nhận về thơ của NT kém lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Mùa hè đất nóng lắm cô giáo Nhật Thành ơi,
    Trở lại Vũng Tàu mà sát biển cho mát hihi

    Trả lờiXóa
  5. Chả biết NT thấy thế nào chứ với CT cát Vũng Tàu thì mát dịu chớ sóng biển thì hơi dữ. Vậy nên CT thích tha thẩn với bờ cát hơn là xuống biển.:)

    Trả lờiXóa
  6. "Bu ơi, bác là ai thế?"
    Biết trả lời ra sao nhỉ?

    Trả lờiXóa